Lịch sử Đồng hồ 1505

Peter-Henlein-Brunnen (Nuremberg)

Nuremberg

Những năm từ 1470 đến 1530 nhìn chung được xem là thời kỳ hoàng kim (Blütezeit – hưng thịnh (Tiếng Đức)) của thành phố Nuremberg.[6] Vào thời gian đó, thành phố trở thành trung tâm kỹ nghệ thủ công, khoa học and chủ nghĩa nhân văn. Một thế giới quan mới của thời Phục Hưng bén rễ tại thành phố Bavaria.[7] Trong suốt thời Trung Cổ, Nuremberg đã phát triển dưới thời nhà Staufen và Luxembourgers, từ đó trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất của Đế Chế La Mã Thần Thánh. Sở dĩ có được điều này là vì Nuremberg là một trong hai trung tâm giao dịch trên tuyến đường nối giữa Ý và Bắc Âu. Nhờ vào lợi thế đó cũng như sự phát triển của nghề thủ công và giao thương đường dài, thành phố trở nên phồn thịnh. Dựa vào sự giàu có, các phương diện về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, văn hóa và công nghệ cũng phát triển đến mức biến Nuremberg trở thành một trong những trung tâm văn hoá quan trọng nhất của thời Phục Hưng phía bắc dãy Alps và là trung tâm của chủ nghĩa nhân văn và Cải cách Kháng Nghị.[7]

Có một câu trích dẫn nổi tiếng về “tinh thần chế tạo” (Esprite) của Nuremberg (tinh thần chế tạo = trò đùa của người Nuremberg (Nürnberger Witz – tiếng Đức)) từ thời kỳ này: Những trò đùa và sự phô trương của Nuremberg được cả thế giới biết đến.[8] Một câu nói nổi tiếng khác vào thời kỳ Đế Chế La Mã Thần Thánh đã chỉ ra các trung tâm khác nhau của Châu Âu thời đó, bao gồm bầu không khí đặc biệt của Nuremberg: “Nếu có được sức mạnh của Venice, sự huy hoàng của Augsburg, tinh thần chế tạo của Nuremberg, vũ khí của Strasbourg và tiền của Ulm, tôi sẽ người giàu nhất thế giới.” [9][10]

Phát minh đồng hồ

Những dụng cụ xem giờ dùng để đeo đầu tiên được tạo ra vào đầu thế kỷ 16 tại hai thành phố Nuremberg và Augsburg của nước Đức là sự chuyển giao về kích thước giữa đồng hồ treo tường và đồng hồ đeo tay.[11] Những dụng cụ xem giờ di động trở nên khả thi là nhờ vào phát minh dây cót đồng hồ.[12][13] Peter Henlein là nhà chế tác thủ công người Đức đầu tiên làm ra những dụng cụ xem giờ trang trí có thể đeo như dây chuyền, cũng là những chiếc dụng cụ xem giờ đầu tiên được đeo trên người. Danh tiếng của ông (trong vai trò là nhà sáng chế đồng hồ) được dựa trên một đoạn văn của Johann Cochlaeus vào năm 1511.[14][15] Từ đó, Henlein được biết đến rộng rãi là người sáng chế ra chiếc đồng hồ di động đầu tiên.[16][17][18] Đầu thế kỷ thứ 16, ông trở thành người đầu tiên cài đặt những chuyển động nhỏ vào trong con nhộng của một quả táo hổ phách cùng với tinh chất khứu giác.[19] Vào năm 1505, Peter Henlein ở Nuremberg là người đầu tiên tạo ra chiếc đồng hồ táo hổ phách di động, chiếc đồng hồ đầu tiên của thế giới.[15][20][21][22][23][24][25]

Việc sản xuất chiếc đồng hồ này được thực hiện chủ yếu nhờ quy mô thu nhỏ chưa từng thấy của con lắc xoắn và cơ chế lò xo cuộn, được đặt trong cỗ máy của Peter Henlein, một cải tiến công nghệ mới lạ của thời gian, hoạt động ở tất cả các vị trí; Điều này khiến Đồng hồ 1505 trở thành phát minh thực sự của đồng hồ.[12][26][27]

Henlein tạo ra chiếc đồng hồ táo hổ phách khi ông sống tại Tu viện Phanxicô, Nuremberg.[28][29], nơi ông học hỏi kiến thức về thế giới Phương Đông đã được thu thập qua hàng thế kỷ,[30] và có được các kỹ thuật và công cụ mới giúp ông tạo ra chiếc đồng hồ đầu tiên dưới dạng quả táo hổ phách mạ vàng.[31]

Suốt cuộc đời mình, Henlein đã tạo ra những dạng đồng hồ tương tự (ví dụ: những chiếc đồng hồ trống – sau này được gọi là trứng Nuremberg)[32][33] Ông cũng là người chế tác chiếc tháp đồng hồ cho lâu đài Lichtenau vào năm 1541, và được biết đến là một nhà chế tạo thiết bị khoa học tinh vi.[14]

Tái xuất hiện

Câu chuyện về sự tái xuất hiện của chiếc đồng hồ bắt đầu từ năm 1987 tại một chợ trời - đồ cổ ở Luân Đôn. Chiếc đồng hồ liên tục đổi chủ giữa các nhà sưu tầm mà không ai biết giá trị thực của nó cho đến khi được một nhà sưu tầm mua lại năm 2002.[3] Một uỷ ban đã đánh giá chiếc đồng hồ vào năm 2014, đặc biệt có hai sự thật rằng quả táo hổ phách này có từ 1505 và được chính Henlein ký tên.[31][34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng hồ 1505 http://wwwg.uni-klu.ac.at/kultdoku/kataloge/14/htm... http://www.nordbayern.de/region/nuernberg/peter-he... http://www.nordbayern.de/region/nuernberg/wo-der-n... http://www.rdklabor.de/wiki/Bisamapfel_(Bisamknopf... http://www.traumwanderungen.de/nuernbegrer-kunstst... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.mummies2pyramids.info/religion-culture-... http://breadprintandroses.org/wp-content/uploads/2... http://proje.akdeniz.edu.tr/mcri/mjh/2-1/MJH-5-T_M... http://special.lib.gla.ac.uk/exhibns/month/aug1999...